Quy trình bảo dưỡng kệ chứa hàng công nghiệp

Bảo dưỡng kệ chứa hàng công nghiệp là công việc định kỳ, mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên thường xuyên làm điều này. Nhưng quá trình bảo dưỡng kệ chứa hàng bao gồm những gì thì chắc hẳn nhiều bạn vẫn chưa nắm rõ. Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài này nhé.  

1. Tại sao nên bảo dưỡng kệ chứa hàng định kỳ?

Tại sao nên bảo dưỡng kệ chứa hàng công nghiệp định kỳ?

Để kệ chứa được hoạt động thuận lợi, không xảy ra sai sót bất thường, ảnh hưởng đến hàng hóa và người sử dụng. Thì công tác kiểm tra và bảo dưỡng kệ chứa hàng định kỳ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Trong quá trình sử dụng thì việc va chạm giữa xe nâng và kiện hàng là điều khó tránh khỏi. Lâu dần sẽ tạo nên những vết lõm sâu, phá vỡ các liên kết sắt thép bên trong.

Hay hàng hóa phải đặt trên pallet mới được kê lên giá kệ, sau một thời gian pallet bắt đầu xuống cấp. Hay phải chứa một trọng tải nặng trong thời gian dài khiến các cấu trúc bị biến đổi.

Nếu không phát hiện và giải quyết kịp thời, rủi ro hệ thống kệ chứa hàng gãy đổ, gây ra thiệt hại nặng nề về người và của là điều không thể tránh.

Thực hiện công việc kiểm tra và bảo dưỡng kệ chứa hàng đúng kỳ hạn bên cạnh giúp người vận hành biết chính xác liệu giá kệ có còn ở mức an toàn, còn tạo ra khoảng nghỉ giữa giờ để kệ chứa hàng có thời gian nghỉ ngơi sau thời gian làm việc không ngừng nghỉ.

2. Các tiêu chuẩn sử dụng trong kiểm tra

Các tiêu chuẩn sử dụng trong kiểm tra

Kiểm tra và bảo dưỡng kệ chứa hàng định kỳ thường sẽ được dựa trên những nguyên tắc và quy chuẩn riêng. Các quy chuẩn này đảm bảo hệ thống an toàn và vận hành tốt trong quá trình sử dụng.

Các tiêu chuẩn được áp dụng gồm:

  • FEM 10.3.01 “Adjustable Beam Pallet Racking: Tolerances, deformation, and Clearances” (Tạm dịch: Giá đỡ Pallet có thể điều chỉnh: dung sai, biến dạng và khoảng cách).
  • TCVN 4244:2005 thiết bị nâng, thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
  • TCXDVN 338-05 kết cấu thép, tiêu chuẩn thiết kế.
  • Giá kệ thường được kiểm định: kệ Selective, kệ Drive in, kệ VNA, kệ Shuttle, kệ Double Deep, kệ ASRS, kệ Push Back, kệ Pallet con lăn…

3. Các hạng mục cần kiểm tra kệ chứa hàng 

Các hạng mục cần kiểm tra của kệ chứa hàng công nghiệp

Dưới đây là 11 hạng mục cần được được tra kỹ lưỡng trong quá trình bảo dưỡng kệ chứa hàng công nghiệp:

  • Chân kệ.
  • Sơn tĩnh điện.
  • Thanh beam.
  • Tải trọng thanh beam.
  • Thanh giằng (giằng ngang & giằng chéo).
  • Độ võng thanh beam.
  • Tải trọng pallet.
  • Độ võng pallet (nếu là hệ thống kệ chứa hàng tải trọng nặng).
  • Đế lót chân kệ.
  • Chốt ốc vít, bat ke.
  • Chỉ số tổng cộng tải trọng.
  • Tải trọng mỗi pallet.
  • Lối đi của xe nâng.

4. Quy trình bảo dưỡng kệ chứa hàng

Bảo dưỡng kệ chứa hàng cần có quy trình cụ thể, sau cùng là kết quả kiểm định để đáp ứng sử dụng một cách hoàn hảo nhất của kệ.

Bước 1: Kiểm tra

Quy trình bảo dưỡng kệ chứa hàng công nghiệp

Để có được một kế hoạch bảo trì thích hợp thì trước hết bạn phải kiểm tra định kỳ để phát hiện, liên hệ và ghi lại bất kỳ một sự bất thường nào.

Kiểm tra trực quan hàng ngày

Được thực hiện bởi nhân viên kho, để phát hiện ra những bất thường dễ nhận thấy trong kệ chứa hàng công nghiệp.

Ví dụ: dầm hoặc khung bị biến dạng, vết nứt trên sàn, gãy bu lông neo,…

Kiểm tra hàng tuần

Được thực hiện bởi giám sát kho với mục tiêu kiểm tra ở các cấp độ thấp hơn của kệ chứa xem có bất thường nào không.

Kiểm tra hàng tháng

Thực hiện bởi giám sát kho, kiểm tra mọi cấp độ và khía cạnh chung về trật tự và độ sạch sẽ của cấu trúc.

Kiểm tra hàng năm bởi chuyên gia

Được kiểm tra bởi nhân sự độc lập, có năng lực và kinh nghiệm. Sau khi kiểm tra thông báo chi tiết và đánh giá, liên lạc về thiệt hại.

Bước 2: Kiểm tra chi tiết từng hạng mục

Bước 2: Kiểm tra chi tiết từng hạng mục

Kiểm tra hư hỏng do quá tải của giá đỡ: độ võng tối đa L / 200, đối với L = 2700 mm -> d = 13,5 mm, đối với L = 3600 mm -> d = 18 mm.

Kiểm tra các chốt an toàn

Kiểm tra hư hỏng trên giá đỡ và khung lưới: 3 mm ở độ sâu thẳng đứng, mặt thẳng đứng 5 mm, 10 mm đường chéo.

Từ đó, có thể chia ra thành 3 cấp độ:

  • Rủi ro xanh: Các biến dạng ít hơn các biến dạng được chỉ ra ở trên.
  • Rủi ro cam: Biến dạng nhiều hơn những biến dạng được chỉ ra ở trên và ít hơn hai lần. Cần thực hiện các hành động để giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt.
  • Rủi ro đỏ: Biến dạng nhiều hơn hai lần những biến dạng được chỉ ra ở trên. Dỡ hàng và cách ly giá đỡ ngay lập tức. Thay thế các thành phần bị hư hỏng.

Bước 3: Thay thế các thành phần bị hư hỏng

Thay thế các thành phần bị hư hỏng

Thay thế một thanh dầm trên hệ thống kệ chứa công nghiệp

Đối với kệ chứa công nghiệp, mỗi lần thay thế nên loại bỏ một thanh beam theo từng lượt, từng cái một.

  • Dỡ toàn bộ hàng hóa trên khung
  • Tháo các chốt an toàn của dầm cần thay thế.
  • Gắn dầm mới và lắp các chốt an toàn.

Lưu ý: không loại bỏ nhiều hơn một dầm giá đỡ cùng một lúc.

Thay thế giá đỡ thẳng đứng hoặc bộ bảo vệ khung

  • Dỡ các khung tiếp giáp với bộ bảo vệ.
  • Tháo bộ bảo vệ bị hỏng.
  • Kiểm tra xem các bu lông neo không bị hư hỏng và không có vết nứt trên sàn.
  • Gắn bộ bảo vệ vào các bu lông neo đã được lắp đặt.

Nếu bu lông neo bị cong hay có khiếm khuyết thì liên hệ với nhà sản xuất.

Thay thế khung giằng chéo trong hệ thống lưu trữ

Nếu trong một hệ thống kệ chứa phải thay thế nhiều hơn một thanh chéo thì bạn phải thực hiện tuần tự theo quy trình sau.

  • Nếu nhiều hơn một thanh chéo cần được thay thế, quy trình được mô tả phải được thực hiện tuần tự. Không bao giờ loại bỏ nhiều hơn một thanh chéo giá đỡ cùng một lúc.
  • Dỡ hàng hóa ở cả hai phía của khung bị ảnh hưởng.
  • Nới lỏng các vít và loại bỏ các thanh giằng chéo bị hỏng của hệ thống giá đỡ.
  • Kiểm tra bất kỳ hư hỏng nào trên thanh thẳng đứng (lỗ mòn). Nếu có bất kỳ hư hỏng nào trên khung thẳng đứng, nó phải được thay thế.
  • Nếu cột thẳng đứng không bị hỏng, hãy lắp đường chéo và siết chặt các vít với mô-men xoắn cực đại 20Nm (để tránh làm biến dạng đường chéo).

Và lưu ý không được loại bỏ nhiều hơn một thanh chéo giá đỡ cùng một lúc.

Thay thế giá đỡ thẳng đứng hoặc khung

Nếu bạn phải thay thế khung thẳng đứng hoặc khung của hệ thống giá đỡ công nghiệp, hãy liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất giá đỡ.

Bước 4: Tiến hành thử tải

Sau khi thay thế, bạn tiến hành đưa vào thử tải theo các bước sau:

  • Thử tải ở mức 100% của hệ thống, đưa lên giá kệ sao cho lực phân bổ thật đồng đều.
  • Tiến hành đo đạc các thông số như độ võng, độ nghiêng,… mỗi kệ chứa sẽ ứng với một thống số kỹ thuật riêng. Căn cứ vào đó đưa ra đánh giá.
  • Từ kết quả thu được, nhận xét độ an toàn và đưa ra kết luận.

Bước 5: Đánh giá kết quả kiểm định

Sau quá trình kiểm tra thử nghiệm, thông tin sẽ được ghi nhận vào biên bản nghiệm thu.

Với hệ thống đáp ứng mọi tiêu chuẩn đánh giá, sau thời gian từ 5 đến 7 ngày làm việc tiến hành ban hành chứng thư kỹ thuật và đưa kệ vào vận hành.

Bảo dưỡng kệ chứa hàng nên là công việc thường xuyên đối với kệ kho hàng. Công việc này nhằm đáp ứng về chất lượng và kéo dài tuổi thọ của kệ trong quá trình sử dụng.

Như bạn có thể thấy việc bảo dưỡng, bảo trì kệ là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là trong công nghiệp khi kệ luôn luôn phải làm việc hết hiệu suất. Hy vọng quy trình bảo dưỡng kệ chứa hàng công nghiệp trên sẽ giúp quá trình thực hiện của bạn dễ dàng hơn.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về kệ chứa hàng công nghiệp

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *